TRÁI TIM NHÂN TỪ BỊ ĐÂM THÂU

Trần Mỹ Duyệt

“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh dập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19:31-37).

Tường thuật của Thánh Gioan về cái chết và những giây phút cuối đời của Chúa Giêsu trên thập giá đã trở nên căn bản cho lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa sau này. Năm 1672, Chúa Giêsu đã hiện ra với nữ tu người Pháp là Thánh Margaret Maria Alacoque (1647-1690) nhiều lần. Ngài đã cho Thánh nữ biết về ước ao của Ngài là thiết lập lòng sùng kính Thánh Tâm Ngài. Một trái tim đã bị đâm thâu trên thập giá, và vẫn còn tiếp tục bị đâm thâu do sự vô ơn của loài người. Ngài tha thiết mong mỏi mọi người hãy đến tòa cáo giải và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể thường xuyên, đặc biệt vào mỗi ngày thứ Sáu đầu tháng, để đền tạ những tội phạm đến Trái Tim Ngài và Phép Thánh Thể. Chúa Giêsu qua Thánh Margaret Maria đã hứa ban 12 ơn lành cho những ai sùng kính và phổ biến lòng yêu mến Thánh Tâm Ngài. Á Thánh Maria Thánh Tâm (1863-1899) cũng là người nhiệt thành phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Theo Đầy Tớ Chúa là Cha John Anthony Harson (1914-2000) dòng Tên, nhà văn, giáo sư và thần học gia, thì qua Chúa Giêsu: “Thiên Chúa yêu với cảm tình con người… Trái tim như một biểu hiện tình yêu Thiên Chúa. Ngài không chỉ yêu như một vì Thiên Chúa, nhưng còn như một Thiên Chúa làm người với cảm giác, với xao xuyến, với tình cảm, và với khả năng xúc động như con người….” [1]

Trái tim, một cơ quan trong hệ tuần hoàn, hình dáng chỉ bằng quả nắm tay của con người, nhưng nếu đem mổ xẻ ra, thì nó chỉ là một khối thịt mềm, cân nặng từ 200 tới 425 grams. Nhiệm vụ của nó như một máy bơm khôn ngoan, một đàng đưa máu qua các bộ phận làm máu mới, như phổi và thận, một đàng đưa máu sạch nuôi toàn cơ thể. Mỗi ngày nó bơm 7.600 lít máu đi nuôi khắp các tế bào trong cơ thể [2]. Do đó, nếu khi tim ngừng đập, vài phút sau các bộ phận khác đều ngưng hoạt động và dẫn đến cái chết.

Điều làm cho trái tim trở nên quan trọng, vì nó được cho là một biểu tượng tượng của tình yêu. Khi nói đến yêu, lập tức người ta nghĩ đến trái tim. Thật ra yêu và những cảm tình khác trong “thất tình”, như: Hỷ (mừng), Nộ (giận), Ai (buồn), Lạc (vui), Ái (thương), Ố (ghét), Dục (muốn) đều do óc hướng dẫn, điều khiển chứ không phải tim. Nhưng tim được liên kết với những cảm tình mạnh mẽ biểu lộ tình yêu, vì khi con người cảm thấy sung sướng, hồi hộp, thổn thức, giận hờn, buồn bực thì trái tim thường đập mạnh hơn và nhanh hơn, và chúng ta có thể cảm được nhịp đập của tim mình.

Trái tim mà theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã bắt đầu đập nhịp khi phôi thai được 22 ngày trong lòng mẹ. Mô tim bắt đầu đập khoảng 5-6 tuần lễ của thai kỳ, mặc dù trái tim lúc đó vẫn chưa hoàn toàn phát triển cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ. [3]

Như vậy, với cái nhìn con người, Chúa Giêsu đã bắt đầu đập nhịp yêu thương của Trái Tim Ngài ngay từ ngày 22 trong lòng mẹ. Trải dài suốt 33 năm sống trên dương thế, trái tim ấy đã có lần thổn thức trước cái chết của bạn mình là Lazarô (Gioan 11:35), đã chạnh lòng thương dân chúng suốt mấy ngày theo Ngài, và sợ họ chết lả dọc đường nếu giải tán họ về mà không cho họ ăn: “Chúa thấy đám đông dân chúng thì chạnh lòng thương” (Matthêu 14, 14), đã xót xa trước sự mất mát người con của góa phụ thành Nain: “Và khi Chúa thấy bà, Ngài xót thương bà và bảo bà, “Đừng khóc nữa”, và đã làm phép lạ đưa người con đã chết về lại cho bà (Luca 7:11-15), đã tỏ ra thông cảm với sự yếu đuối của con người và đã tha thứ cho người thiếu phụ bị bắt phạm tội ngoại tình: “Ta cũng không luận tội con. Hãy về và đừng phạm tội nữa” (Gioan 8:11), và đã tỏ lòng thương mến trẻ em, người tàn tật, đui, mù, què, điếc và đã làm phép lạ chữa lành họ.

Nhưng rồi trái tim thịt mềm ấy, trái tim với những rung động, cảm xúc, nhạy bén, và tình cảm ấy đã bị tan nát, đã phải trải qua những giờ phút nghiệt ngã khi bị lý hình tra tấn trong dinh Philatô, vác thập giá nặng trên đường lên núi Sọ, và trải qua những thời khắc vật vã, quằn quại trên thập giá trước khi tắt thở. Chúa Giêsu dưới cái nhìn của một Thiên Chúa Nhập Thể, bằng trái tim của con người, Ngài đã đau đớn như thế nào vì chúng ta trên thập giá trước giờ tử nạn?

Theo Phúc Âm của Marcô, Chúa Giêsu phải quằn quại trên thập giá khoảng 6 giờ từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. [4]

Với các nhà khoa học, cái chết trên thập giá của Ngài có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là trái tim Ngài đã trải qua những giây phút co thắt, tắc nghẽn vì những hậu quả do thiếu hụt của hơi thở. [5]

Hãy tưởng tượng một thanh niên 33 tuổi, lực lưỡng và khỏe mạnh, hai tay giang rộng và bị đóng vào một thanh gỗ, hai chân cũng bị ghim chặt bằng đinh vào một thân gỗ dựng sẵn trên mặt đất. Sức nặng của cơ thể, làm cho người ấy nghẹt thở. Theo Jeremy Ward, nhà vật lý tại King’s College London thì: “Sức nặng của cơ thể bị kéo xuống từ hai tay làm cho hơi thở trở nên rất khó khăn”.

Đóng đinh thập giá có lẽ là một hình phạt man rợ và một cái chết đau đớn nhất cho tội phạm mà con người có thể nghĩ ra. Nó được cho là một cái chết chậm dãi.

Nhưng cái đau đớn nhất có lẽ làm tan nát Trái Tim của Đấng Cứu Thế chính là giờ phút Ngài phải đối diện với chén đắng Chúa Cha trao ban. Một cái chết hết sức nhục nhã và đau đớn mà trong thần trí, Ngài đã nhìn thấy nhiều người sẽ hư đi vì coi thường và không đón nhận sự hy sinh ấy. Lời Ngài thốt lên từ trên cây thập giá trước khi trút hơi thở: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Marcô 15: 34; Matthêu 27: 46), không chỉ là phản ảnh sự đau đớn cùng cực đang nghiền nát thân xác Ngài, nhưng nó là phản ảnh lời mà Ngài đã thưa với Cha trong vườn Cây Dầu: “Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này” (Luca 22:42). Chén mà để uống nói, Ngài đã phải chiến đấu đến mồ hôi nhỏ thành máu (Luca 22:44). Một cơn hấp hối thiêng liêng báo trước cơn hấp hối trên thánh giá.

Đến đây chúng ta có thể hiểu tại sao Chúa Giêsu đã muốn cho chúng ta yêu mến và tôn sùng Thánh Tâm Ngài. “Vô tri bất mộ”. Nếu chúng ta không hiểu được tình yêu nào đã dẫn Ngài đến cuộc tử nạn hãi hùng và cái chết đau đớn trên thập giá, cũng như những thời khắc quằn quại trên đó mang ý nghĩa gì đối với Ngài cũng như chúng ta. Không những thế, Chúa còn mong muốn chúng ta đến với Ngài để Ngài mở rộng Trái Tim Ngài cho chúng ta được vào ẩn náu, và để đón nhận muôn hồng ân mà Ngài luôn sẵn sàng ban cho chúng ta.

Bởi vì Trái Tim Ngài đã bị đâm thâu vì chúng ta.

12 Lời Hứa Thánh Tâm

1. Cha sẽ ban mọi ơn cần cho đời họ.

2. Cha sẽ ban sự bằng an cho gia đình họ.

3. Cha sẽ yên ủi họ trong những lúc buồn phiền đau khổ.

4. Cha sẽ nên nơi trú ẩn vững chắc trong suốt đời họ, nhất là trong giờ lâm chung.

5. Cha sẽ ban tràn đầy phúc lành cho công việc họ làm.

6. Những tội nhân sẽ tìm gặp trong Trái Tim Cha nguồn suối và đại dương vô tận của lòng thương xót.

7. Những linh hồn nguội lạnh sẽ trở nên sốt sắng.

8. Những linh hồn sốt sắng sẽ mau chóng bước lên cao trên đường trọn lành.

9. Cha sẽ chúc lành cho những nơi trưng bày và tôn kính hình Thánh Tâm Cha.

10. Cha sẽ ban cho các vị linh mục được ơn cảm hóa những trái tim cứng cỏi nhất.

11. Cha sẽ viết tên những ai cổ động lòng sùng kính này trong Trái Tim Cha.

12. Cha hứa rằng, do lòng thương xót vô biên của Trái Tim Cha mà tình yêu vô hạn của Cha sẽ được ban cho những ai rước lễ chín ngày thứ Sáu đầu tháng liên tiếp, ơn thống hối trong giờ lâm chung và không phải chết khi linh hồn đang mất ơn nghĩa thánh, khi chưa được chịu các phép bí tích cần thiết. Vì Trái Tim nhân từ của Cha sẽ trở nên nơi nương náu cho họ trong giờ sau hết. [6]

________________ Tài liệu tham khảo:

1. http://www.therealpresence.org/eucharst/intro/sacred.htm

2. https://www.toppr.com › ... › Human Circulatory system

3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/when-does-a-fetus-have-a-heartbeat#timeline

4. https://en.wikipedia.org › wiki › Crucifixion_of_Jesus

5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2651675/ 6. https://www.catholiccompany.com

 

LỄ MẸ THĂM VIẾNG BÀI HỌC CỦA ĐỨC ÁI

Qua trình thuật trên, Thánh Luca đã tỷ mỷ tường thuật về việc Đức Maria đi thăm viếng người chị họ mình là Isave (Elizabeth). Hành động của Mẹ không chỉ nói lên tình cảm thân thiết giữa hai chị em, đặc biệt, trong tình trạng bà Isave đang mang thai lúc tuổi đã cao và ở những tháng cuối. Cuộc thăm viếng này không dừng lại ở khía cạnh tình cảm, nó còn mang ý nghĩa giới thiệu với bà Isave, với bào thai Gioan và cả thế giới một tin vui, đó là chính Đức Maria cũng đang mang thai, mà thai nhi ấy là Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể để cứu chuộc nhân loại.     

CHÚA THÁNH THẦN HƠI THỞ SỰ SỐNG

Lời hứa được trọn vẹn. Thánh Thần được ban xuống trên toàn thế giới, không đơn giản chỉ cho những nhà lãnh đạo và các tiên tri của Do Thái xưa, cũng không loại trừ 120 tông đồ, môn đệ, và Mẹ của Chúa Giêsu, những người đã tụ họp tại Giêrusalem vào lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh nghiệm của 120 người nam nữ này cũng chính là kinh nghiệm của tất cả các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh, sống lại và giờ đây đang ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta hãy dừng lại ít phút để suy nghĩ xem chúng ta cảm nhận như thế nào về Tặng Ân của Chúa Thánh Thần.      

TÌNH CẢM VỢ CHỒNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:   


PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội. 


THÁNH GIUSE THỢ

- Lễ Kính 1 tháng 5

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?